CẬP NHẬT KQKD DOANH NGHIỆP Q1/2024
AAA: Q1/2024, doanh thu thuần hợp nhất đạt 2,964 tỷ đồng (-18% YoY). Tuy nhiên LNST đạt 135 tỷ đồng (gấp 2.5 lần so với cùng kỳ) do giá hạt nhựa đầu vào giảm giúp lợi nhuận được cải thiện. Kỳ vọng KQKD năm 2024 sẽ tiếp tục được cải thiện, động lực chính nhờ giá nguyên vật liệu duy trì ổn định ở vùng thấp và có thể ghi nhận 1 phần lợi nhuận từ khu công nghiệp An Phát 1. Định giá P/E fw 2024 = 8.6x (thấp hơn so với trung bình dài hạn là 12.7x).
SHB: Lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt 3,209 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chi phí dự phòng giảm bớt và khoản thu nhập từ việc thu hồi các khoản nợ đã trích lập dự phòng là 2 yếu tố chính giúp SHB tăng trưởng lợi nhuận. Ngoài ra, ban lãnh đạo ngân hàng cũng đang đẩy mạnh việc tìm kiếm đối tác chiến lược để phát hành tăng vốn. Định giá cổ phiếu hiện ở mức P/B 0.8x, thấp hơn mức định giá trung bình 5 năm qua của cổ phiếu này là 0.9x và nếu xét thêm khả năng ngân hàng có thể thực hiện phát hành tăng vốn thành công, mức định giá cũng sẽ dần hấp dẫn.
ACV: KQKD Q1/2024 tăng trưởng ấn tượng với doanh thu và LNST ở mức 5600 tỷ đồng và 2900 tỷ đồng, tăng lần lượt 19.4% YoY và 78.6% YoY khi ngành hàng không phục hồi khởi sắc. Mặc dù hoạt động kinh doanh cốt lõi kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các quý còn lại, tuy nhiên doanh nghiệp có rủi ro tiềm tàng về việc trích lập chi phí dự phòng đối với một số hãng hàng không và rủi ro tỷ giá khi đồng Yên Nhật tăng giá trở lại. Tỷ lệ freefloat của doanh nghiệp thấp.
ELC: Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1, công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 107 tỷ đ (+25% YoY) và 7 tỷ đ (+101% YoY) trong đó phần lợi nhuận đem lại chủ yếu đến từ hoạt động tài chính còn hoạt động kinh doanh cốt lõi cơ bản không có lợi nhuận. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty vẫn chỉ dừng lại ở mức trung bình, bên cạnh đó, định giá hiện tại của cổ phiếu đang ở mức cao với P/E forward 2024 ~31.x.
GEX: Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1, công ty ghi nhận doanh thu đạt 6660 tỷ đ (+4% YoY) và LNST đạt 109 tỷ đ (so với cùng kỳ lỗ 92 tỷ đ) chủ yếu đến từ lãi đầu tư cổ phiếu trong khi các mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi như thiết bị điện và vật liệu xây dựng hồi phục chậm. Tuy nhiên cổ phiếu đang có nhịp điều chỉnh mạnh về mức định giá P/B ~1.4 (thấp hơn so với P/B trung bình dài hạn là 1.6x).
MCH: Doanh thu và LNST Q1/2024 ở mức 6,580 tỷ đ và 1,645 tỷ đ, tăng 9.0% và 19.5% YoY chủ yếu nhờ vào (1) sự tăng trưởng của các ngành hàng: thực phẩm tiện lợi, đồ uống và đồ chăm sóc cá nhân tại nhà và (2) MCH kiểm soát hiệu quả chi phí, cải thiện biên lợi nhuận hoạt động. Công ty có nền tảng tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt hơn 8,000 tỷ đ, D/E chỉ 0.3 lần và chủ yếu là nợ vay ngắn hạn phục vụ mục đích vốn lưu động. Với tỷ lệ freefloat thấp, ước tính dưới 6% và cổ phiếu đã có nhịp tăng mạnh hơn 60% trong vòng 4 tháng đầu năm 2024.
NAB: KQKD Q1/2024 ghi nhận tăng trưởng tốt so với cùng kỳ với tổng thu nhập hoạt động đạt 1971 tỷ đồng (+15.5% yoy) và LNST đạt 798 tỷ đồng (+31% yoy) nhờ chi phi dự phòng giảm mạnh. Hoạt động của NAB đã được cải thiện dần với NIM duy trì ở 3.4%, tuy nhiên chất lượng tài sản chưa tốt với tỉ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, hiện lên tới 2.7% và dự phòng/nợ xấu chỉ đạt 42.3%. Cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/B 1.1x và mức đánh giá này phù hợp với quy mô hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của Ngân hàng trong giai đoạn này.
SIP: Q1/2024 doanh thu và LNST tăng trưởng tốt đạt tương ứng 1,826 tỷ (+31% yoy ) và 246 tỷ đồng (+48.4% yoy) nhờ hoạt động cho thuê KCN sôi nổi hơn so với cùng kỳ 2023. SIP hiện đang sở hữu diện tích KCN sẵn sàng cho thuê lên tới 1058 ha và BĐS dân cư 640 ha đem lại triển vọng tăng trưởng tốt trong trung dài hạn trong bối cảnh Việt Nam được xem là điểm sáng thu hút FDI và ngành BĐS được kỳ vọng phục hồi trong năm 2024. Tuy nhiên định giá P/E ở mức 14.x tương đối cao so với trung bình 5 năm 11.x; nhà đầu tư nên quan sát thêm diễn biến giá để có điểm vào phù hợp.
SSB: Lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt 1,200 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ ghi nhận lợi nhuận từ bán các trái phiếu chính phủ. Tăng trưởng tín dụng đạt 0.8% trong quý 1 và các chỉ số hiệu quả như biên lãi thuần (NIM) hay tỷ lệ nợ xấu đi ngang so với năm 2023. Điểm chú ý đối với ngân hàng trong 2024 là kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu đồng thời phát hành thêm thông qua ESOP và tìm kiếm đối tác chiến lược, dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ 25,000 tỷ lên 30,000 tỷ. Ngoài ra, ước tính ngân hàng có thể ghi nhận lợi nhuận hơn 2500 tỷ từ thoái vốn công ty tài chính Bưu điện trong nửa cuối năm 2024 sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Định giá cổ phiếu hiện ở mức P/B 1.7x, cao hơn mức trung bình ngành 1.5x.
TLG: Doanh thu và LNST Q1/2024 chỉ ở mức 809 tỷ đ và 88 tỷ đ, giảm 12% YoY chủ yếu do thị trường nội đia vẫn suy yếu. Tuy nhiên, kỳ vong KQKD sẽ cải thiện trở lại từ Q2-Q3/2024 trong mùa cao điểm tựu trường.
LPB: Kết quả kinh doanh quý 1 tăng trưởng tích cực với lợi nhuận sau thuế đạt gần 2,300 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng của LPB được đẩy mạnh trong quý 1, tăng 11.7% so với cuối năm 2023. Biên lãi thuần cũng được cải thiện từ 3.4% lên 3.6%, đồng thời ngân hàng ghi nhận nốt phần phí upfront từ hợp đồng banca với Dai-chi Life. Sau khi sử dụng phần lớn thu nhập từ banca để xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng trong quý 4/2023, chất lượng tài sản của ngân hàng được cải thiện đáng kể với nợ xấu chỉ còn 1.3%. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã tăng hơn 20% từ thời điểm ở mức P/B 1.4x, gần bằng mức trung bình ngành 1.5x. Do đó, khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc tìm thời điểm để chốt lời.
SLS: Q1/2024 (Q3/2023-2024 theo năm tài chính của công ty), doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 242 tỷ đồng (-41% YoY) và 102 tỷ đồng (-6% YoY) do sản lượng ép mía giảm. Đánh giá, KQKD Q2/2024 sẽ phục hồi nhờ thu hoạch vụ mía ép 2023/2024. Tuy nhiên cả năm 2024 có thể không tăng trưởng do điều kiện thời tiết khó khăn nên năng suất mía giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhà đầu tư có thể cân nhắc tiếp tục nắm giữ chờ cơ hội chốt lời.
VIB: CHỜ BÁN. Kết quả kinh doanh quý 1/2024 giảm sút với lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 2,000 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do chi phí hoạt động và chi phí dự phòng gia tăng đồng thời tăng trưởng tín dụng cũng ở mức thấp làm thu hẹp biên lãi thuần (NIM) của ngân hàng từ 4.4% về 4%. Việc theo đuổi tốc độ tăng trưởng cao tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và chính sách trích lập ít hơn trung bình ngành khiến ngân hàng bị tác động tiêu cực khi đầu ra tín dụng gặp khó. ROE của VIB vẫn duy trì trên 20% và mức định giá P/B 1.4x hiện tại là phù hợp với triển vọng của VIB trong năm 2024.
Xem thêm: IDICO (HNX: IDC) – Định giá hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng cao
Gin Labs mời ACE tham gia nhóm cộng đồng Zalo: https://ginlabs.vn/room (Nơi cập nhật những thông tin thị trường và khuyến nghị mua bán cổ phiếu hằng ngày)