Ngành Thép Q1.2024 – Gian nan thử sức
Mục lục:
- Bức tranh kinh doanh ngành thép
- Cập nhật một số Biện pháp bảo hộ ngành
- Triển vọng ngành giai đoạn 2024 – 2025
- Khuyến nghị cổ phiếu trong ngành
1. Bức tranh kinh doanh ngành thép
Thị trường nội địa:
- Sản lượng thép xây dựng tăng mạnh: Trong quý 2 năm 2024, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 9% so với cùng kỳ, trong khi sản lượng tiêu thụ ống thép chỉ tăng nhẹ 4%. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ thép trong lĩnh vực xây dựng đã bắt đầu phục hồi nhẹ.
- Tín hiệu hồi phục: Mặc dù mức tăng trưởng cao này một phần do hiệu ứng nền thấp, nhưng vẫn có những tín hiệu tích cực cho thấy nhu cầu tiêu thụ thực tế đang tăng lên. Cụ thể là:
- Khối lượng công việc trong ngành xây dựng đang dần ấm lên.
- Thị trường bất động sản dân dụng bắt đầu vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
- Thị trường bất động sản khu công nghiệp tiếp tục thu hút thêm dòng vốn FDI mới vào Việt Nam.
- Sản lượng tôn mạ và HRC tiêu thụ tăng trưởng mạnh: Trong 8 tháng đầu năm, cả sản lượng tôn mạ và HRC tiêu thụ nội địa đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể:
- Sản lượng tôn mạ tiêu thụ đạt 1,5 triệu tấn, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản lượng HRC tiêu thụ đạt 2,86 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
- Nguyên nhân tăng trưởng:
- Tôn mạ: Nhu cầu tiêu thụ trong lĩnh vực xây dựng hồi phục mạnh mẽ nhờ thị trường bất động sản dân dụng ấm lên và nhu cầu xây dựng nhà xưởng tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thiết bị điện gia dụng cũng duy trì ổn định.
- HRC: Mặc dù có sự hỗ trợ của hiệu ứng nền thấp năm 2023, nhưng nhu cầu tiêu thụ HRC vẫn cho thấy dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Nguyên nhân chính là do:
- Nhu cầu HRC cho hoạt động sản xuất tôn mạ tăng.
- Các công ty tôn mạ dần chuyển sang tiêu thụ HRC nội địa do khả năng cao nguồn HRC giá rẻ từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế CBPG.
Thị trường xuất khẩu:
- Xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ tăng trưởng mạnh: Trong 8 tháng đầu năm 2024, cả sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể:
- Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng đạt 1,3 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ thép cho lĩnh vực xây dựng hồi phục tại các thị trường nhập khẩu chính như khu vực Đông Nam Á.
- Sản lượng tôn mạ xuất khẩu đạt 2,15 triệu tấn, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2023. Được hỗ trợ bởi nhu cầu tiêu thụ thép cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại các thị trường chính như EU, Mỹ.
- Xuất khẩu HRC giảm: Sản lượng HRC xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 1,65 triệu tấn, giảm 25% so với mức sản lượng xuất khẩu cao kỷ lục trong năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các doanh nghiệp sản xuất HRC đã ưu tiên bán hàng tại thị trường nội địa hơn trong bối cảnh các công ty tôn mạ đang dần chuyển sang tiêu thụ nguồn HRC nội địa thay vì nguồn HRC Trung Quốc.
Báo cáo từ VPBankS
Giá thép và nguyên vật liệu đầu vào liên tục suy giảm từ đầu năm 2024
- Giảm giá mạnh: Từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 9, giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm khoảng 5%, trong khi giá HRC giảm 18%. Giá thép xây dựng tại Trung Quốc cũng có mức giảm mạnh 15% so với đầu năm, chủ yếu do áp lực giảm giá từ nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc vẫn ở mức yếu.
- Chênh lệch giá HRC: Chênh lệch giá HRC Việt Nam với các thị trường EU và Mỹ được nới rộng, tạo cơ hội cạnh tranh hơn cho các công ty sản xuất tôn mạ.
- Giảm giá nguyên vật liệu: Giá than coke, quặng sắt cũng đã điều chỉnh giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 9, giá quặng sắt đã giảm 24% trong khi giá than coke đã giảm 43%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc vẫn ở mức yếu.
Mức phục hồi giữa các công ty không đồng đều
Nhìn chung, doanh thu ngành thép đến hết quý 2 năm 2024 đã dần phục hồi so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành đạt 150.205 tỷ, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023. Chúng tôi cho rằng đà phục hồi được hỗ trợ chủ yếu bởi sản lượng tiêu thụ toàn ngành dần phục hồi trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép tại các ngành bất động sản và sản xuất công nghiệp dần phục hồi. Tuy vậy, có thể thấy mức phục hồi mạnh và rõ ràng hơn từ đầu năm tại những doanh nghiệp đầu ngành như HPG, NKG, HSG. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết mới chỉ bắt đầu ghi nhận mức phục hồi bắt đầu từ Q2/2024.
Tỷ suất lợi nhuận gộp chững đà phục hồi
Sau khi liên tục cải thiện từ đầu năm 2023 đến hết Q1/2024, tỷ suất lợi nhuận gộp ngành thép đã bắt đầu suy yếu động lực hồi phục và đi ngang trong Q2/2024 chủ yếu do giá thép tiếp tục suy giảm. Tuy vậy, ở các công ty đầu ngành bao gồm HPG, NKG, HSG vẫn có thể duy trì được tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức cao nhờ vào việc kiểm soát tốt hoạt động nhập và quản lý kho nguyên vật liệu. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp khác trong ngành đã thu hẹp đáng kể tại Q2/2024.
2. Cập nhật một số biện pháp bảo hộ ngành
Sau khi nhận đơn đề xuất điều tra chống bán phá giá từ các doanh nghiệp trong nước, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc kể từ ngày 14/06/2024 và đối với sản phẩm HRC từ Trung Quốc, Ấn Độ từ ngày 26/07/2024. Việc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ khi có quyết định điều tra. Chúng tôi cho rằng có tồn tại hiện tượng bán phá giá đối với các sản phẩm tôn mạ trong thời kỳ điều tra (dựa trên hành vi giảm giá bán từ 1/4/2023 – 31/3/2024 so với giá bán trong nước, giảm khoảng 16%, thấp hơn nhiều so với mức giảm 28% của sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc). Với khối lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam (hơn 70% từ Trung Quốc) tăng đột biến trong thời kỳ này.
Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh mạnh mẽ hoạt động sản xuất thép do nhu cầu tiêu thụ tại nội địa suy yếu, các quốc gia đã tăng cường điều tra và áp dụng các biện pháp phòng hộ thương mại trong thời gian gần đây. Trong tương lai gần, Việt Nam hiện đang phải đối mặt nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cao hơn từ các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Thực tế này sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu HRC vào EU, Mỹ trong tương lai gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp EU và Mỹ quyết định áp dụng các biện pháp bảo hộ, chúng tôi cho rằng hoạt động xuất khẩu HRC và mạ kẽm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực ngay trong năm 2025, do các nhà nhập khẩu sẽ chủ động giảm nguồn nhập khẩu từ Việt Nam từ trước khi biện pháp bảo hộ được ban hành chính thức.
3. Triển vọng ngành giai đoạn 2024-2025
Thép xây dựng, ống thép – Sản lượng tiếp tục tăng nhờ vào lĩnh vực xây dựng
Thị trường nội địa: Kỳ vọng sản lượng phục hồi
Chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và ống thép sẽ tăng trong 2024/2025 nhờ vào:
- Nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng ở đối với phân khúc nhà ở thương mại trong bối cảnh các vướng mắc về thủ tục pháp lý dần được tháo gỡ nhờ vào 3 bộ luật bao gồm Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật đất đai 2024
- Các điều chỉnh trong Luật Nhà ở 2023 giúp lợi nhuận tổng thể dự án NOXH cao hơn và điều kiện triển khai dự án NOXH kinh hoạt hơn sẽ thúc đẩy việc triển khai xây dựng NOXH để đạt mục tiêu 1.000.000 căn NOXH vào năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ
- Nhu cầu xây nhà xưởng tiếp tục ở mức cao với lượng vốn FDI giải ngân tại Việt Nam tiếp tục tăng.
Thị trường xuất khẩu: Sản lượng thép xây dựng xuất khẩu dự báo tiếp tục tăng
Hiện nay đối với thị trường xuất khẩu, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tại một số thị trường xuất khẩu chính như khu vực Châu Á (Malaysia, Thái Lan) sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao trong 2024/2025 do:
(1) Thị trường Bất động sản Malaysia: Ngành xây dựng tại Malaysia được dự phóng sẽ tiếp tục cải thiện rõ rệt trong nửa cuối 2024 và 2025 nhờ vào việc phân bổ nguồn ngân sách 180 tỷ RM từ cả khu vực chính phủ và tư nhân cho ngành xây dựng nhằm phát triển các dự án trường học, nhà ở, bệnh viện, hạ tầng, cảng. (2) Ngành xây dựng tại Thái Lan: Cũng được kỳ vọng sẽ được thúc đẩy do nhu cầu xây dựng dân dụng tăng. Bộ Tài chính Thái Lan gần đây đã công bố các biện pháp kích thích nền kinh tế thông qua lĩnh vực bất động sản.
Dự phóng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và ống thép năm 2025
Với các điểm tích cực trình bày ở trên, kết hợp cùng với hỗ trợ từ các biện pháp chống bán phá giá thép xây dựng 6,2% và thuế nhập khẩu 15%, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ ghi nhận kết quả tăng trưởng lần lượt 11% và 5% so với cùng kỳ 2024/2025. Trong khi đó, chúng tôi dự phóng sản lượng ống thép tiêu thụ điều chỉnh giảm nhẹ -1% so với cùng kỳ 2024 và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2025.
HRC, Tôn mạ – Động lực tăng trưởng từ thị trường xuất khẩu chậm lại
Thị trường EU: Sản lượng thép tấm xuất khẩu dự báo tăng trưởng yếu
Chúng tôi kỳ vọng sản lượng tôn mạ, HRC xuất khẩu sang EU sẽ tăng trưởng yếu trong năm 2025 do:
- Tuy nhu cầu thép tiêu thụ cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp khả năng cao sẽ dần phục hồi nhờ vào động lực hỗ trợ từ cắt giảm lãi suất và xu hướng net-zero, chúng tôi nhận thấy nhu cầu thép tiêu thụ cho lĩnh vực xây dựng (chiếm hơn 15% tỷ trọng thép tấm tiêu thụ) sẽ khó phục hồi ngay do thị trường bất động sản tại EU hiện vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu cải thiện.
- EU khả năng cao sẽ thực hiện siết chặt hạn ngạch nhập khẩu thép HRC đối với Việt Nam. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Châu Âu dần chuyển sang nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác ngay từ khi biện pháp bảo hộ chưa được chính thức áp dụng.
Thị trường Mỹ: Sản lượng tôn mạ xuất khẩu dự báo có thể suy giảm
Chúng tôi kỳ vọng sản lượng tôn mạ và HRC xuất khẩu sang Mỹ sẽ trong năm 2025 do:
- Sản lượng xe con sản xuất và xây dựng tương đối yếu cùng niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ đã bắt đầu thực hiện các biện pháp giảm lãi suất. Số nhà khởi công xây dựng cũng được dự báo chỉ tăng nhẹ hoặc đi ngang so với hiện tại do tồn kho nhà tại Mỹ hiện tiếp tục tăng và đã vượt qua vùng thấp nhất lịch sử.
- Mỹ khả năng cao sẽ khởi xướng điều tra Chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nguồn thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp nhập khẩu thép mạ dần chuyển hướng sang các nguồn nhập khẩu thép mạ khác ngoài Việt Nam.
Dự phóng sản lượng tiêu thụ HRC, tôn mạ năm 2025
Tăng trưởng tiêu thụ tại thị trường nội địa kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt các tác động từ thị trường xuất khẩu
Chúng tôi kỳ vọng thị trường nội địa sẽ là động lực tăng trưởng sản lượng tiêu thụ HRC và tôn mạ trong năm 2025 nhờ vào: (1) Nhu cầu tiêu thụ thép cho lĩnh vực tiếp tục tăng; (2) Nhu cầu thép phục vụ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam tiếp tục được duy trì ở mức cao và (3) Các biện pháp chống bán phá giá tôn mạ và HRC Trung Quốc khả năng cao sẽ sớm được áp dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp thép tăng cường cạnh tranh tại thị trường nội địa. Chúng tôi hiện đang dự phóng sản lượng tiêu thụ tôn mạ lần lượt tăng trưởng 13,7%/1% so với cùng kỳ trong lần lượt 2024/2025. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ HRC sẽ có diễn biến tích cực hơn, tăng trưởng 10,8% so với cùng kỳ năm 2025 sau mức giảm 8,7% so với cùng kỳ trong 2024.
Giá thép: Kỳ vọng giá thép xây dựng đã trong vùng đáy
Trong khoảng thời gian từ đầu năm đến tháng 9/2024, giá thép cùng nguyên vật liệu đầu vào đã liên tục giảm do chịu ảnh hưởng từ việc Trung Quốc liên tục giảm giá thép và đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc. Thêm vào đó, tiêu chí mới đối với thép xây dựng bắt đầu chuyển sang trạng thái bắt buộc áp dụng từ ngày 25/09 đã thúc đẩy các công ty bán tháo lượng thép tồn kho chưa đáp ứng tiêu chuẩn và càng làm trầm trọng hơn đà giảm giá thép.
Hiện tại, chúng ta thấy diện tích nhà hoàn thành và diện tích khởi công xây mới tại Trung Quốc đã bắt đầu chững đà giảm trong khi diện tích nhà hoàn thành chưa có dấu hiệu cải thiện do các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc vẫn còn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn phát triển dự án. Với việc Trung Quốc gần đây tiếp tục hạ lãi suất cơ bản đối với các khoản vay mua nhà kết hợp cùng với các động thái khuyến khích mua nhà (gồm cho phép người dân mua nhiều nhà, giảm tỷ lệ trả trước tối thiểu đối với người mua nhà đầu tiên và thứ hai xuống lần lượt chỉ còn 15% và 20%, nới lỏng các hạn chế đối với người mua nhà không phải là người địa phương), tại các đô thị lớn như Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyên, chúng tôi kỳ vọng thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ phục hồi chậm trong thời gian tới.
Cùng với kỳ vọng thị trường bất động sản Trung Quốc phục hồi chậm, chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ tới từ các lĩnh vực khác: xây dựng công trình hạ tầng, sản xuất, xây mới một số cơ sở sản xuất ô tô, v.v. Chúng tôi ước tính hiện nay lĩnh vực xây dựng dân dụng chỉ chiếm khoảng 32% nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc.
Điều kiện kinh tế khó khăn vừa qua đã dẫn đến nhu cầu về hệ thống giao thông nhà ở tăng tỷ lệ thuận với tương đương hoạt động sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất ô tô sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ thép trong dài hạn ngành xây dựng dân dụng vẫn chưa phục hồi rõ rệt. Tóm lại, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu thép xây dựng Trung Quốc hiện đã giao dịch tại vùng đáy trong khoảng 8-10%. Đối với HRC, chúng tôi cho rằng giá HRC có thể sẽ điều chỉnh giảm do lượng tồn kho thép tấm hiện tại ở Trung Quốc đang ở mức cao, tuy nhiên mức giảm sẽ không quá mạnh, thấp hơn 8% so với mức giá HRC đang giao dịch hiện tại.
4. Khuyến nghị cổ phiếu trong ngành
4.1 CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HSX: HPG)
MUA – Giá mục tiêu: 31.800 VND (+21.4%)
Điểm nhấn đầu tư
- Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG kỳ vọng tăng 10% YoY trong năm 2025 nhờ vào khối lượng công việc ngành xây dựng tiếp tục được hỗ trợ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Sản lượng tiêu thụ HRC dự báo tăng 48% YoY nhờ vào thị trường nội địa với kỳ vọng thuế CBPG sản phẩm HRC Trung Quốc sẽ được ban hành vào thời điểm Dung Quất 2 đi vào hoạt động.
- Giá thép được kỳ vọng đang giao dịch trong vùng đáy với dự báo áp lực giảm giá từ thép Trung Quốc sẽ yếu dần trong thời gian tới nhờ vào nhu cầu tiêu thụ được hỗ trợ bởi xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất công nghiệp.
Rủi ro đầu tư
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trong trường hợp phải trích lập dự phòng, chúng tôi kỳ vọng mức trích lập sẽ vào khoảng 800 tỷ và khiến công ty chỉ còn ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế 10.754 tỷ trong 2024 (giảm 7% so với dự phóng hiện tại của chúng tôi nhưng vẫn tăng 58% so với 2023).
- Thuế CBPG đối với HRC Trung Quốc không được áp dụng: Trong trường hợp Việt Nam không áp dụng biện pháp phòng vệ với HRC Trung Quốc, Hòa Phát có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ lượng HRC tăng thêm từ dự án Dung Quất 2. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá khả năng xảy ra rủi ro này ở mức thấp.
4.2 CTCP Thép Nam Kim (HSX: NKG)
TRUNG LẬP – Giá mục tiêu: 24.500 VND (+12.9%)
Điểm nhấn đầu tư
- Sản lượng tiêu thụ tôn mạ nội địa của NKG dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt 18% tới 22% trong 2024/2025 nhờ vào động lực hỗ trợ từ thuế chống bán phá giá tôn mạ Trung Quốc kỳ vọng được ban hành.
- Công ty sẽ tăng vốn bằng cách chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:2, dự kiến huy động 1.580 tỷ để thực hiện dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ có tổng công suất 950.000 tấn/năm (tăng 64% công suất tôn mạ và tôn màu hiện tại sau khi dự án hoàn thành). Theo kế hoạch, Nhà máy Nam Kim Phú Mỹ đi vào sản xuất thương mại từ quý 1/2026 và đạt 100% công suất từ năm 2027.
- Chênh lệch giá HRC giữa Việt Nam và các thị trường xuất khẩu dự báo sẽ nới rộng thêm với kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ thép tấm sẽ phục hồi nhanh hơn các thị trường EU, Mỹ khi lãi suất bắt đầu được cắt giảm.
Rủi ro đầu tư
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trong trường hợp NKG phải trích lập giảm giá hàng tồn kho do biến động giá thép, chúng tôi dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2024 sẽ chỉ đạt 676 tỷ.
- Mỹ khởi xướng điều tra CBPG và chống trợ cấp đối với thép mạ từ Việt Nam: Chúng tôi cho rằng điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng tôn mạ xuất khẩu của NKG và đã phản ánh rủi ro này trong dự báo.
4.3 CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSX: HSG)
TRUNG LẬP – Giá mục tiêu: 22.500 VND (+6.8%)
Điểm nhấn đầu tư
- Với vị thế số 1 thị phần tiêu thụ tôn mạ nội địa cùng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, HSG sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Tình hình tài chính an toàn với tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất ngành.
- Giá thép được kỳ vọng đang giao dịch trong vùng đáy với dự báo áp lực giảm giá từ thép Trung Quốc sẽ yếu dần trong thời gian tới nhờ vào nhu cầu tiêu thụ được hỗ trợ bởi xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất công nghiệp.
Rủi ro đầu tư
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trong trường hợp HSG phải trích lập giảm giá hàng tồn kho do biến động giá thép, chúng tôi dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2024 sẽ chỉ đạt 856 tỷ.
- Mỹ khởi xướng điều tra CBPG và chống trợ cấp đối với thép mạ từ Việt Nam: Chúng tôi cho rằng điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng tôn mạ xuất khẩu của HSG và đã phản ánh rủi ro này trong dự báo.
- Việt Nam áp thuế CBPG lên HRC Trung Quốc: HSG hiện sử dụng nguồn HRC đầu vào từ Trung Quốc nhiều hơn NKG. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều này sẽ tác động không đáng kể đến biên lợi nhuận của HSG khi doanh nghiệp đã lên kế hoạch đa dạng hóa nguồn HRC đầu vào.
Tổng hợp dự phóng KQKD
Mời ace tham gia room khuyến nghị tại đây: https://ginlabs.vn/room