Tổng hợp thị trường ngày 25/06/2024

26/06/2024

Tổng hợp thị trường ngày 25/06/2024

DAILY MARKET RECAP 25/06/2024

Hình thành vùng cân bằng

Tóm tắt

  • Diễn biến thị trường: Thị trường trong nước đã tạo vùng cân bằng ở mốc 1.250 điểm, tuy nhiên dòng tiền vẫn tỏ ra thận trọng.
  • Chiến lược giao dịch: Có thể tận dụng giải ngân từng phần trở lại tại vùng 1.245-1.250 điểm để đón nhịp phục hồi mới.
  • Tin vĩ mô: Tiền đang chảy khỏi Trung Quốc, áp lực mất giá của đồng nhân dân tệ gia tăng.

Thị trường chứng khoán châu Á

  • Phần lớn tăng
  • Các nhà đầu tư chờ đợi thêm tín hiệu về căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây
  • Bộ Thương mại Trung Quốc và châu Âu mở cuộc đối thoại về thuế nhập khẩu đối với xe điện

Thị trường trong nước

  • Phục hồi trên nền thanh khoản thấp
  • Một số nhóm dẫn dắt đã có tín hiệu quay lại như nhóm ngân hàng, chứng khoán
  • Khối ngoại vẫn gây áp lực lên thị trường khi bán ròng sang phiên thứ 14 liên tiếp

Kết phiên

  • VN-Index: Tăng 2,44 điểm (+0,19%) lên 1.256,56 điểm
  • VN30: Giảm 1,05 điểm (-0,08%) còn 1.288,80 điểm
  • Độ rộng thị trường: Nghiêng về bên mua
  • Toàn thị trường: 238 mã tăng/161 mã giảm
  • VN30: 14 mã tăng/9 mã giảm
  • Nhóm Midcap và Smallcap: Tăng lần lượt 0,71% và 0,68%

Cổ phiếu

  • Hỗ trợ VN-Index: VRE (+6,77%), HVN (3,98%), GVR (1,82%)
  • Tác động ngược lại: BID (-1,78%), SSB (-6,42%), FPT (-1,59%)

Thanh khoản

  • Khớp lệnh: 17.282 tỷ đồng (giảm 47% so với phiên hôm qua)
  • Dòng tiền: Sôi động ở các nhóm cổ phiếu như cảng biển (HAH, VOS), thép (HSG, NKG)

Khối ngoại

  • Bán ròng: 719 tỷ đồng
  • Lực bán tập trung: FPT, MWG, HPG
  • Cổ phiếu được mua ròng: VCI, HAH, MSN

Tóm lại, thị trường hồi phục sau 2 phiên giảm liên tiếp trên nền thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn rụt rè cho chiến lược giải ngân mới. Qua đó, phiên hồi phục cũng mang nhiều tính kỹ thuật khi chỉ số Vn-Index kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ MA100 ngày. Một phiên tăng đếm với thanh khoản thấp là tín hiệu chưa đủ tin cậy cho một nhịp tăng mới. Tuy nhiên độ rộng của thị trưởng đã được cải thiện và nhiều mã giảm sâu đã bật tăng mạnh trở lại cũng hỗ trợ tâm lý. Do đó, nhà đầu tư có thể quan sát thêm phản ứng của thị trường ở các phiên tiếp theo khi lượng hàng bắt đáy về tài khoản.

Nhận định thị trường HĐTL

Nhịp điều chỉnh tiếp diễn trên thị trường phái sinh trong phiên hôm nay. Đóng cửa, các HĐTL giảm từ 2,9 đến 8,3 điểm, trong khi chỉ số cơ sở giảm 1,05 điểm. Thanh khoản phiên này giảm 16,07% xuống 248.091 HD.

Trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ số xuất hiện nhịp hồi phục nhẹ sau khi lùi sát về ngưỡng MA50 ngày. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI đang trong trạng thái suy yếu cho thấy nhịp điều chỉnh sẽ vẫn tiếp diễn. Như vậy, chỉ số VN30F1M có thể điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ thấp hơn 1.278,79 điểm (MA50 ngày) hoặc 1.262,07 điểm (MA100 ngày). Do đó, nhà đầu tư có thể áp dụng canh Short trong các nhịp hồi phục yếu với vùng kháng cự 1.294-1.296 điểm hoặc vùng 1.300-1.303.

Tin vĩ mô thế giới

Tiền đang chảy khỏi Trung Quốc, áp lực mất giá của đồng nhân dân tệ gia tăng. Tuần tỷ giá nhân dân tệ so với USD giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng, cùng với đó là sự đảo ngược của dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Lượng tiền gửi nhân dân tệ ở Hồng Kông cũng tăng lên, do nhà đầu tư ở đại lục muốn tìm kiếm lợi tức cao hơn và do các công ty niêm yết chuẩn bị cho việc trả cổ tức hàng năm. Tất cả những yếu tố này khiến cho áp lực mất giá đối với nhân dân tệ cảng lớn hơn.

Allspring hiện đang giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc, nhưng ông Tan cho biết nếu so với thời điểm mà nhà đầu tư cho rằng thị trường đại lục Trung Quốc là “không đáng để đầu tư, tâm lý đã có sự cải thiện đáng kể và sẽ tiếp tục cải thiện. Dù vậy, ông cho biết mức độ kiên nhẫn của nhà đầu tư đã giảm đi sau nhiều tháng chờ đợi Chính phủ Trung Quốc triển khai thêm các biện pháp kích cầu, nhất là hỗ trợ thị trường bất động sản đang chim sâu trong khủng hoảng.

Từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 5, chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán đại lục tăng 20%, nhưng kể từ đó đến nay đã giảm 6%. Sau khi bản thảo chứng khoán Trung Quốc trong năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quay trở lại vào tháng 2 năm nay. Nhưng trong tháng 6 này, khối ngoại lại bán ròng chứng khoán Trung Quốc, thoái lượng vốn 33 tỷ nhân dân tệ, tương đương 4,54 tỷ USD, thông qua cơ chế kết nối chứng khoán Stock Connect Scheme giữa đại lục với Hồng Kông. Cùng với đó, các nhà đầu tư ở đại lục chuyển 129 tỷ nhân dân tệ, tương đương 17,74 tỷ USD, sang thị trường Hồng Kông trong cùng khoảng thời gian.

Tham gia cộng đồng GinLabs nhận khuyến nghị MIỄN PHÍ

Theo Reuters, giới phân tích nói rằng nhà đầu tư có một số lý do để trở nên thận trọng với chứng khoản đại lục, không phải chỉ liên quan đến việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ giảm lãi suất đến đâu, mà còn vì sắp tới một kỳ họp quan trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – sự kiện được dự bảo sẽ định hình chính sách kinh tế và tài khoá của nước này trong thời gian tới.

Triển vọng còn ảm đạm của kinh tế Trung Quốc cũng khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này tiếp tục sụt giảm. Theo số liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố vào hôm thứ Sáu vừa rồi, vốn FDI vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay giảm 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 412,51 tỷ nhân dân tệ, tương đương 56,8 tỷ USD, đánh dấu tháng giảm thứ 12 liên tiếp.

Tin doanh nghiệp

ĐHĐCĐ Gemadept: Lợi nhuận đạt hơn 50% kế hoạch, dự báo cước vận tải vẫn còn tăng

Năm 2024, Gemadept đặt kế hoạch doanh thu kỷ lục 4.000 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi trước thuế dự kiến giảm 46% còn 1.686 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động chuyển nhượng vốn công ty con dự kiến giảm sâu từ 1.840 tỷ đồng xuống 336 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi vẫn tăng trưởng 15%.

Thực tế vào năm 2023, công ty hoàn tất thương vụ Cảng Nam Hải Đình Vũ mang về lợi nhuận đột biến hơn 1.800 tỷ đồng. Trong quý đầu năm nay, Gemadept bán tiếp toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Nam Hải.

Sau giai đoạn tái cấu trúc, Gemadept hiện còn sở hữu Cảng Nam Đình Vũ và ICD Nam Hải ở khu vực phía Bắc. Công ty cũng đang tập trung xúc tiến đầu tư hai dự án lớn là Cảng Gemalink giai đoạn 2 và Nam Đình Vũ giai đoạn 3.

Trong đó, Gemalink 2 có tổng đầu tư vào khoảng 300 triệu USD. Sau khi hoàn thành, tổng công suất thiết kế cảng sẽ đạt 3 triệu TEU – mức cao nhất so với các đối thủ lớn khác trong khu vực Đông Nam Á. Khu vực cảng mới dự kiến đưa vào khai thác từ 2025-2026.

Cảng Nam Đình Vũ có 3 giai đoạn, giai đoạn 1 khai thác từ 2018, giai đoạn 2 từ giữa 2023, giai đoạn 3 dự kiến khởi công từ đầu quý III năm nay với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Gemadept kỳ vọng phát triển Nam Đình Vũ trở thành cảng sông lớn nhất miền Bắc, nâng tổng công suất thêm 67% lên 2 triệu TEU.

Hội đồng quản trị trình cổ đông về phương án chào bán tối đa 103,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng với tỷ lệ thực hiện quyền 3:1. Vốn điều lệ công ty dự kiến tăng từ 3.105 tỷ lên tối đa 4.140 tỷ đồng.

Với giá chào bán dự kiến 29.000 đồng/cổ phiếu, công ty muốn thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Phần lớn nguồn tiền huy động 2.213 tỷ đồng sẽ dùng để mua sắm tài sản cố định, chỉ 231 tỷ đồng trả nợ ngân hàng và còn lại dùng để góp vốn vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ. Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2024, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cổ phiếu chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng và cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền mua một lần cho nhà đầu tư khác.

Thủy sản Minh Phú (MPC) sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc.

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) cuối tuần qua, trước sự quan tâm của cổ đông về việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, điều tra thuế của Mỹ, ông Nguyễn Quang, Tổng giám đốc MPC cho biết, Minh Phú vừa thắng vụ kiện chống bán phá giá nên sẽ không chịu thuế chống bán phá giá ở nước này (trừ khi bị kiện lại trong một vụ khác). Công ty đang có lợi hơn vì không bị tính giá thành của nước thứ ba trong khi các doanh nghiệp tôm khác vẫn phải chịu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của MPC sang Mỹ không còn đáng kể như trước do Ecuador, Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Các nước này bán bất chấp giá, Ecuador thậm chí còn bán lỗ. Do đó, Minh Phú chủ trương sẽ bán vào thị trường Mỹ với 20% sản lượng. Đồng thời, chuyển hướng sang Trung Quốc, là đất nước có hơn 1 tỷ dân, sức tiêu thụ rất lớn, lại có biên giới với Việt Nam giúp tránh những rủi ro về vận chuyển đường dài trên biển. Minh Phú định hướng để tăng bán hàng vào thị trường tiềm năng Trung Quốc lên 10%, sau đó là 20% và cao hơn trong tương lai. Mặt khác, tôm Việt Nam đang cho thấy sự thất thế với tôm Ấn Độ và Ecuador, lãnh đạo Minh Phú cho biết, ngành tôm Việt Nam hiện khó cạnh tranh do tỷ lệ nuôi tôm thành công thấp, chỉ 40%; trong khi Ấn Độ là 70%, còn Ecuador lên đến trên 90%. Điều này làm giá thành của Việt Nam cao hơn Ấn Độ 30% và gắp đôi Ecuador.

Năm 2024, MPC đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu sản xuất đạt 70.000 tấn gấp rưỡi thực hiện năm trước; doanh thu đạt 18.568,7 tỷ đồng, tăng 72,5% và lợi nhuận sau thuế 1.265,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 105,07 tỷ đồng.

Tham gia cộng đồng GinLabs: 

Tham gia cộng đồng GinLabs nhận khuyến nghị MIỄN PHÍ