Các loại lệnh giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch mới

25/04/2024

Các loại lệnh giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch mới

Bài viết thứ 14/15 trong series Đầu Tư Chứng Khoán Cùng VPBankS
Bài viết thứ 14/15 trong series Chứng Khoán A Bờ Cờ Cho Người Mới

Thị trường cơ sở sẽ có một số thay đổi khi hệ thống KRX chính thức đi vào vận hành sắp tới. GinLabs gửi anh/chị quy định giao dịch chung và cơ chế giao dịch khớp lệnh để Anh/Chị biết thêm thông tin.

Mục lục

1.Quy định giao dịch chung

2.Cơ chế giao dịch khớp lệnh

3. Các loại lệnh

4. Giao dịch thỏa thuận

1. Quy định giao dịch chung

2. chế giao dịch khớp lệnh

2.1 Khớp lệnh liên tục

  • Thời điểm khớp: Ngay khi lệnh được nhập vào sổ lệnh
  • Nguyên tắc xác định giá khớp (giá EP) : Là giá của lệnh đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh

2.2 Khớp lệnh định kỳ

  • Thời điểm khớp:Sau 1 khoảng thời gian nhất định
  • Nguyên tắc xác định giá khớp: 

a. Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, các lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết;
b. Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn Điểm a, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần. Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn Điểm b, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần nhất với giá khớp lệnh gần nhất.
c. Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn Điểm b, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn Điểm a, trùng hoặc gần với giá khớp lệnh gần nhất.
*Lưu ý: Xét tại tất cả các mức giá, kể cả các mức giá không có lệnh đặt.

Ví dụ 1: (Xác định giá khớp lệnh định kỳ EP)

Trường hợp chỉ có 01 mức giá có KL khớp lớn nhất (LEP = 10.0)

Kết quả: tổng KL khớp 1000; giá khớp 10.0
1 – 5 KL = 500 ; 2 – 5 KL = 200; 2 – 6 KL = 200 ; 3 – 6 KL = 100

Ví dụ 2: Trường hợp có nhiều mức giá có KL khớp lớn nhất (LEP= 20.0) 

Kết quả: tổng KL khớp 500; giá khớp 20.1
1 – 4 KL = 100 ; 2 – 4 KL = 400

Tham gia cộng đồng chứng khoán MIỄN PHÍ của GinLabs

2.3 Khớp lệnh định kỳ 1 chiều

  • Thời điểm khớp: Sau 1 khoảng thời gian nhất định
  • Nguyên tắc xác định giá khớp: Khớp lệnh một chiều là phương thức khớp lệnh mà một bên của lệnh và số lượng lệnh đã được xác định trước, các bên của phía đối ứng nhập lệnh và giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc xác định giá khớp định kỳ.
    2.4 Khớp lệnh sau giờ
  • Thời điểm khớp: 10 phút đầu chỉ nhận lệnh 5 phút tiếp theo khớp lệnh liên tục
  • Nguyên tắc xác định giá khớp: Là phương thức khớp lệnh liên tục với giá cố định là giá khớp lệnh cuối cùng của bảng chính. Trường hợp chứng khoán không có giá khớp lệnh ở bảng chính, không cho phép nhập lệnh ở bảng khớp lệnh sau giờ.

3. Các loại lệnh

3.1 Lệnh thị trường: Là lệnh mua bán chứng khoán tại mức giá tốt nhất trên thị trường.

  • Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa – ATC: Là lệnh thị trường mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá đóng cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Đặc điểm : Lệnh ATC không được phép hủy. Khi khớp lệnh, khối lượng lệnh ATC sẽ tham gia vào việc xác định giá thực hiện của phiên KLĐK. Giá của lệnh ATC sẽ biến động trong phiên khớp lệnh định kỳ.

  • Khớp lệnh liên tục

FOK:  Là lệnh thị trường sau khi đã vào sổ lệnh, nếu không có lệnh thỏa mãn để khớp toàn bộ khối lượng đặt thì sẽ bị hủy.
Đặc điểm: Lệnh sẽ bị hủy ngay nếu không có lệnh đối ứng khi vào sổ lệnh.

MTL: Lệnh thị trường giới hạn là lệnh thị trường sau khi khớp nếu còn dư sẽ chuyển thành lệnh giới hạn.

Đặc điểm: Lệnh sẽ bị hủy ngay nếu không có lệnh đối ứng khi vào sổ lệnh, nếu có lệnh đối ứng, lệnh sẽ được thực hiện ngay với mức giá tốt nhất hiện có trong sổ lệnh. Phần còn lại chưa được thực hiện sẽ được coi như 1 lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó.

FAK: Là lệnh thị trường sau khi đã vào sổ lệnh nếu lệnh chỉ được thực hiện một phần, phần còn lại của lệnh bị hủy ngay trên hệ thống giao dịch
Đặc điểm: Lệnh sẽ bị hủy ngay nếu không có lệnh đối ứng khi vào sổ lệnh.

3.1.1  Cách xác định giá của lệnh ATC khi thực hiện khớp lệnh định kỳ 

  • Khi một bên sổ lệnh chỉ có lệnh ATC: Giá của lệnh ATC sẽ bằng giá khớp lệnh gần nhất.
  • Khi cả hai bên sổ lệnh chỉ có lệnh ATC:
    – Trường hợp KLMua = KLBán => PATC = LEP
    – Trường hợp KL Mua ≠ KL Bán :
    KL
    Mua > KL Bán => PATC = LEP + 1 ticksize
    KL
    Mua < KL Bán => PATC= LEP – 1 ticksize
  • Khi có lệnh giới hạn trong sổ lệnh: giá của lệnh ATC sẽ được xác định là giá tốt nhất trong 3 mức giá sau:
    – Giá tốt nhất cùng bên +(mua)/-(bán) 1 ticksize
    – Giá xấu nhất bên đối ứng
    – Giá khớp lệnh gần nhất (LEP) 

Ví dụ 1: Chỉ có lệnh ATC

Ví dụ 2: Chỉ có lệnh LO

3.1.2 Cách xác định giá phần còn dư của lệnh MTL

  • Cách xác định giá lệnh MTL còn dư
    – Lệnh MTL mua: Giá khớp cuối cùng + một đơn vị yết giá,Lệnh MTL bán: Giá khớp cuối cùng – một đơn vị yết giá.
    – Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần với lệnh MTL mua thì giá của phần còn lại vẫn là giá trần
    – Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá sàn với lệnh MTL bán thì giá của phần còn lại vẫn là giá sàn.

  • Kết quả: 1- 3 KL= 500, giá 13.9
    2- 3 KL = 800, giá 14.0
    Dư mua lệnh 3’ KL = 300 giá 14.1

3.2 Lệnh giới hạn 

  • Gồm có: Khớp lệnh liên tục; Khớp lệnh định kỳ; Khớp lệnh 1 chiều ( FAS): Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn
    Đặc điểm: Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi lệnh bị huỷ bỏ hoặc kết thúc giao dịch của bảng Sửa/hủy lệnh LO chưa khớp hoặc phần chưa khớp tuân thủ nguyên tắc sửa hủy chung
  • Khớp lệnh sau giờ:Lệnh giới hạn được nhập tại bảng khớp lệnh sau giờ không cần xác định giá.
    3.3 Sửa lệnh LO

VD1: Sửa khối lượng tăng

 

  • Kết quả:
    2-3 KL khớp = 3000, giá khớp = 20.8
    1-3 KL khớp = 500, giá khớp = 20.8

VD2: Sửa khối lượng giảm

  • Kết quả:
    1-3 KL khớp = 500, giá khớp = 20.8
    2-3 KL khớp = 2500, giá khớp = 20.8

4. Giao dịch thỏa thuận

  • Thành viên bên mua/bán (thay mặt Nhà đầu tư) có thể nhập mới/hủy Quảng cáo giao dịch thỏa thuận trên HTGD của Sở
  • Thành viên bên mua/bán cũng có thể thực hiện giao dịch thỏa thuận căn cứ trên Quảng cáo giao dịch thỏa thuận này. Lệnh thỏa thuận khởi tạo từ lệnh quảng cáo phải xuất phát từ bên đối ứng với lệnh quảng cáo.
  • Thành viên bên mua/bán có thể nhập mới/hủy/chấp thuận hoặc từ chối giao dịch thỏa thuận.
  • Lệnh thỏa thuận/ quảng cáo chưa khớp được nhập ở bảng thỏa thuận trong giờ (T1,T4) hết hiệu lực khi bảng kết thúc giao dịch.Thành viên sẽ thực hiên lệnh thỏa thuận mới trên bảng sau giờ (T3, T6) nếu muốn tiếp tục duy trì giao dịch

Trên đây là thông tin quy định giao dịch chung, nguyên tắc khớp lệnh và các loại lệnh trên thị trường. Trong khoảng thời gian đầu, nhà đầu tư có thể gặp khó khăn khi hiểu và phân biệt các lệnh trong chứng khoán. GinLabs hy vọng rằng, thông qua những thông tin hữu ích được cung cấp trong bài viết, ACE sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về lệnh giao dịch cần thực hiện để quá trình mua và bán được diễn ra một cách thuận lợi.

Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online chỉ 2 phút cho người mới bắt đầu

Gin Labs mời anh/chị tham gia nhóm nhận định hàng tuần, tư vấn đầu tư chốt lãi hàng ngày ở nhóm Zalo: https://ginlabs.vn/room

 

Series: Đầu Tư Chứng Khoán Cùng VPBankS<< Hướng dẫn kiểm tra tài sản, lịch sử giao dịch trên tài khoản chứng khoán VPBankSQuản lý giao dịch và chức năng RE/CB trên hệ thống mới >>
Series: Chứng Khoán A Bờ Cờ Cho Người Mới<< Hướng dẫn kiểm tra tài sản, lịch sử giao dịch trên tài khoản chứng khoán VPBankSQuản lý giao dịch và chức năng RE/CB trên hệ thống mới >>